LUYỆN PHỎNG VẤN APS - CHỨNG CHỈ HAY CHỨNG NHẬN APS
APS là một bộ phận thuộc Phòng Văn hóa của Đại sứ quán Đức Hà Nội. APS thẩm tra liệu Sinh viên xin du học có đáp ứng được các điều kiện cơ bản để nhập học Đại học tại Đức, đồng thời thẩm tra các chứng chỉ học tập. Thủ tục này được áp dụng từ ngày 01 tháng 1 năm 2007 đối với tất cả các Sinh viên muốn bắt đầu học đại học ở Đức từ học kỳ mùa đông năm 2007.
Sau khi thẩm tra, nếu Sinh viên đạt đầy đủ các yêu cầu sẽ được APS cấp cho một chứng chỉ hay một giấy chứng nhận (cho các khóa học thuần túy nghệ thuật). Chứng chỉ hay chứng nhận này là một trong những điều kiện để được nhập học tại một trường đại học của Đức. Các chứng chỉ và giấy chứng nhận có hiệu lực vô thời hạn.
APS chia thành các nhóm sau:
- Tất cả các sinh viên Việt Nam sẽ theo học đại học ở Đức (những người vừa tốt nghiệp THPT và đỗ vào đại học, những người chưa tốt nghiệp đại học ở Việt Nam, những người đã tốt nghiệp cao đẳng) - các thông tin tiếp theo có trong hướng dẫn "Thủ tục APS thông thường cho sinh viên học đại học tại Đức“
- Tất cả các sinh viên Việt Nam muốn tiếp tục học tập tại Đức sau khi đã tốt nghiệp đại học (để lấy bằng đại học thứ hai, lấy bằng thạc sĩ,hay tham gia các khóa đào tạo sau đại học) - các thông tin tiếp theo có trong hướng dẫn "Thủ tục APS thông thường cho sinh viên học sau đại học tại Đức"
- Các sinh viên học các ngành học thuần túy nghệ thuật (ví dụ dương cầm, múa, hội họa) - các thông tin tiếp theo trong hướng dẫn "APS cho Nghệ sĩ.
APS thẩm tra những gì?
APS khẳng định, liệu sinh viên xin du học có đáp ứng được các điều kiện cơ bản để nhập học đại học tại Đức hay không bằng cách
1. thẩm tra tính xác thực của các giấy tờ mà sinh viên nộp
2. kiểm tra liệu sinh viên có đáp ứng các điều kiện để đăng ký đại học ở Đức và
3. nếu sinh viên hội đủ điều kiện thì mời sinh viên đến phỏng vấn (chỉ đối với các đối tượng học sau đại học).
Những sinh viên sẽ theo học đại học ở Đức và vẫn chưa có bằng tốt nghiệp đại học của Việt Nam phải qua bài thi viết Test AS. Test AS là một kỳ thi tập trung và chuẩn mực nhằm xác định năng lực học tập của sinh viên nước ngoài. Sinh viên có thể lựa chọn thi bằng tiếng Anh hoặc tiếng Đức. Đề nghị mỗi sinh viên tự truy cập các trang Web của các trường đại học Đức hoặc liên hệ với các phòng phụ trách sinh viên quốc tế để tìm hiểu về những điều kiện nhập học cụ thể đối với khóa học mà mình định theo. Các thông tin tiếp theo cho đối tượng này có trong hướng dẫn "Thủ tục APS thông thường cho sinh viên học đại học tại Đức“
Những sinh viên muốn học cao học hoặc học lấy bằng đại học thứ hai tại Đức sẽ phải qua phỏng vấn. Trong một cuộc phỏng vấn kéo dài khoảng 15 phút, sinh viên sẽ bị hỏi về những kiến thức mình đã học. Bằng cách đó APS thẩm tra xem những kiến thức sinh viên thể hiện có tương xứng với bằng cấp mà sinh viên đã trình ra hay không.
Cuộc phỏng vấn sẽ được tiến hành bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh tùy theo nguyện vọng của sinh viên. Đây không phải là một cuộc thi ngoại ngữ. Tuy nhiên sinh viên phải đủ khả năng giao tiếp với những người phỏng vấn về các môn mình đã học, có nghĩa tối thiểu nên có trình độ tiếng Đức hoặc tiếng Anh ở trình độ cơ bản từ khá đến giỏi và phải có một vốn từ chuyên ngành cơ bản.
Nếu kết quả phỏng vấn đạt, sinh viên sẽ nhận được 10 chứng chỉ bản gốc. Với các chứng chỉ này sinh viên có thể làm thủ tục xin nhập học tại các trường đại học Đức và sau khi có giấy nhập học của một trường đại học, sinh viên có thể nộp đơn xin cấp thị thực tại Đại sứ quán Đức tại Hà Nội hoặc Tổng lãnh sự quán Đức tại TP Hồ Chí Minh. Nếu 10 chứng chỉ vẫn chưa đủ, sinh viên có thể liên hệ với APS xin cấp thêm.
Thủ tục của APS về cơ bản diễn ra như sau:
1. Thẩm tra hồ sơ
2. Phỏng vấn (chỉ có trong Thủ tục APS thông thường cho sinh viên học sau đại học)
3. Thi TestAS theo các kỳ thi có trong năm (chỉ có trong Thủ tục APS thông thường cho sinh viên học đại học, chưa có bằng đại học)
4. Cấp chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận APS
Tiếp theo đó:
1. Xin học tại các trường Đại học Đức
2. Xin cấp thị thực tại Đại sứ quán Đức hoặc Tổng lãnh sự quán Đức tại TP Hồ Chí Minh (Thời gian làm thủ tục thị thực: thông thường khoảng 4 tuần)
Nếu khi nộp hồ sơ thẩm tra APS mà sinh viên đã có kết quả thi TestAS, thì bỏ qua mục số 3.
Các cuộc phỏng vấn dành cho sinh viên đã tốt nghiệp đại học ở Việt Nam muốn qua Đức tiếp tục học diễn ra hai kỳ mỗi năm vào tháng 11 và tháng 5 tại Hà Nộ và Thành phố Hồ Chí Minh. Chậm nhất là trong tháng 8 hoặc tháng 2 phải nộp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện cho APS (ngày nhận được chậm nhất theo đường bưu điện là ngày 31.08. hoặc 28.2!)
Đối với các thủ tục không kèm phỏng vấn, hồ sơ có thể nộp bất kỳ lúc nào, không có thời hạn.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
- TIẾNG THÁI LAN
- LỊCH KHAI GIẢNG CÁC LỚP NGOẠI NGỮ
- KHÓA HỌC KẾ TOÁN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO
- NN KHỐI CHÂU ÂU
- TIẾNG ANH
- TIẾNG HÀN
- TIẾNG SÉC (TIẾNG TIỆP)
- Khóa học kế toán trưởng doanh nghiệp, kế toán trưởng hành chính sự nghiệp chứng chỉ bộ tài chính
- TUYỂN SINH DU HỌC HÀN QUỐC NĂM 2018
- Lịch thi chứng chỉ tiếng Đức mới nhất
- AN TOÀN LAO ĐỘNG
- XÉT TUYỂN TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG NGÀNH HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH
- Khóa học tiếng Nhật cho trẻ em
- TIẾNG NHẬT
- TIẾNG TRUNG
- NGHIỆP VỤ TƯ VẤN DU HỌC
- TIẾNG NGA
- HỌC TIẾNG PHÁP, TÂY BAN NHA, BỒ ĐÀO NHA